VÒNG BI TẠI SAO PHẢI BÔI TRƠN

address 427B, KP Nguyễn Trãi, P. Lái Thiêu, TP. Thuận An, T. Bình Dương
092.7777.479
infor@kimkhitonghopbinhduong.com

Danh mục sản phẩm

VÒNG BI TẠI SAO PHẢI BÔI TRƠN
Ngày đăng: 04/05/2023 09:06 AM

Nguyên nhân vì sao cần phải bôi trơn thiết bị cơ khí nói chung và vòng bi- bạc đạn nói riêng:

1.     Tránh tiếp xúc trực tiếp giữ Kim loại với Kim Loại. (Con lăn, rãnh lăn, vòng cách).

2.     Ngăn chặn sự mài mòn bảo vệ bề mặt chống rỉ sét.

Việc lựa chọn chất bôi trơn tùy thuộc vào môi trường làm việc, nhiệt độ làm việc của vòng- bạc đạn để giải nhiệt và làm kín.

Chất bôi trơn chia thành loại chính:

1.     Dầu (thể lỏng)

2.     Mỡ (thể rắn)

Không có gì tồn tại vĩnh viễn chất bôi trơn cũng vậy, sau quá trình làm việc, vận hành chất bôi trơn sẽ mất tác dụng, lão hóa và tích tụ cặn bẩn:

1.     Mỡ cần thay mới

2.     Dầu phải được thay mới trong ngắn hạn. Nếu dài hạn cần thay mới.

Tuổi thọ vòng bi- bạc đạn có nắp đa phần cao hơn loại không có nắp:

Do vòng bi- bạc đạn có nắp được bôi trơn trong ổ lăn bằng mỡ bò. Và hạn chế cặn bẩn. Trong khi đó, vòng bi- bạc đạn không nắp đa phần được bôi trơn trực tiếp trong môi trường làm việc, do đó dễ có cặn bẩn dễ gây hư hỏng.

Mỡ có ưu điểm hơn dầu vì dễ giữ được mỡ trong vòng bi- bạc đạn . Cụ thể khi nghiêng hay thẳng đứng  mỡ sẽ khó thoát ra ngoài hơn dầu, và nó cũng tham gia trực tiếp trong quá trình cản bụi bẩn , hơi ẩm.

Không phải cái gì sử dụng nhiều cũng tốt. Mỡ cũng vậy. Nếu quá nhiều sẽ tăng nhiệt độ trong ổ lăn lên nhanh chóng. Nhất là trong quá trình làm việc ở vận tốc cao. (Mỡ từ bôi trơn chuyển sang cản trở trong quá trình vận hành, đồng thời làm tăng nhiệt độ của vòng bi- bạc đạn).

Khi tra mỡ cho vòng bi- bạc đạn, chúng ta nên tra mỡ cho các ổ lăn được đầy mỡ, trong khi đó, những khoảng không gian khác trong thân chỉ vòng bi- bạc đạn chỉ được bôi trơn 1 lượng mỡ nhất định. Sau quá trình tra mỡ, cần phải chạy rà giúp mỡ dư trong ổ lăn 1 phần sẽ được thoát ra bên ngoài.

Giản đồ đèn tín hiệu giao thông của SKF

 

Giới hạn nhiệt độ thấp (LTL), tức là nhiệt độ thấp nhất mà mỡ cho phép ổ lăn khởi động được, phụ thuộc chủ yếu vào loại dầu gốc và độ nhớt của nó.

Giới hạn nhiệt độ cao (HTL) được quyết định bởi loại chất làm rắn, đối với mỡ có gốc xà phòng thì được xác định bằng điểm nhỏ giọt. Điểm nhỏ giọt chỉ nhiệt độ ở đó mỡ mất độ đặc và trở thành chất lỏng.

Giới hạn khả năng làm việc ở nhiệt độ thấp (LTPL)

Giới hạn khả năng làm việc ở nhiệt độ cao (HTPL)

Giản đồ  giúp chọn mỡ bôi trơn trong vùng nhiệt độ làm việc của SKF

Zalo
Maps
Facebook
Hotline
0927777479